Wednesday, April 29, 2009

Mặc Giao tâm tình với đồng bào quốc nội

-- Nếu chúng ta không ý thức được nguy cơ của đất nước và nỗi thống khổ của đồng bào thì sẽ không còn nước Việt Nam nữa, không còn dân tộc Việt Nam nữa.


-- 30 tháng 4 tương lai sẽ không còn là những kỷ niệm đau buồn, nhưng là kỷ niệm đánh dấu một bước đấu tranh tích cực để chấm dứt một chế độ đã gây bao hệ lụy và tang tóc cho dân và nước Việt Nam suốt 60 năm qua.


-- Kỷ niệm 30-4 là dịp để nhắc nhở nhau rằng từ ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, toàn thể đất nước và dân tộc Việt nam đã bị đặt dưới một chế độ cai trị tệ hại chưa từng có trong lịch sử dân tộc



-- Những người cầm quyền coi trọng quyền lợi của họ hơn quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Trong trường hợp này không còn chữ nào đúng hơn để gọi việc làm của họ ngoài câu "mãi quốc cầu vinh"..... - (Mặc Giao)


(Quý vị bấm nghe tiếp âm thanh) http://audio.freevietnews.com/20090425_macgiao.m3u


Để yểm trợ đồng bào quốc nội đấu tranh cứu nước, để đánh dấu ngày 30-4-1975 miền Nam rơi vào chế độ cộng sản tàn bạo, chúng tôi sẽ lần lượt chuyển đến quý vị và các bạn ở quốc nội một số AUDIO chọn lọc từ Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại, nhận địnhtâm tình với quý đồng bào thân thương ở Việt Nam. Kính nhờ quý vị phổ biến rộng rãi qua mạng lưới Internet, Emails, Website, Blogs, Paltalk, Radio.


Sau đây là phát biểu của nhà văn Mặc Giao, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, Chủ Tịch Uỷ Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Quý vị bấm nghe âm thanh: http://audio.freevietnews.com/20090425_macgiao.m3u


KỶ NIỆM 30 THÁNG 4

ĐỂ XÂY DỰNG LẠI QUÊ HƯƠNG

Mặc Giao

Canada ngày 25/4/2009

Kính thưa đồng bào trong nước,


Hôm nay chúng ta kỷ niệm ngày 30 tháng 4 lần thứ 34. Những người chiến thắng thì huênh hoang khoe thành tích. Nhân dân miền Nam thì buồn, vì ngày ấy đánh dấu việc chấm dứt một thời tự do, no ấm và đoàn tụ.


Xét cho cùng, trừ những người cộng sản, nhân dân cả nước đều đã nhận ra ngày 30-4-1975 là ngày toàn thể đất nước từ Nam chí Bắc bị đặt dưới sự thống trị của chế độ cộng sản độc tài, toàn trị, trong đó mọi quyền công dân đều bị tước đoạt, như quyền tư hữu, quyền chọn người cai trị các cấp, quyền được đối xử công bằng trước pháp luật.

Các nhân quyền căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do cư trú v.v…cũng bị vi phạm trầm trọng. Việc tôn trọng các quyền căn bản của con người là điều tự nhiên, là xu thế tất yếu của nhân loại trong thế kỷ 21 này. Buồn thay, dân Việt Nam đã không được hưởng chỉ vì một tập đoàn lãnh đạo đã cướp đi tất cả.


Vì vậy, kỷ niệm ngày 30 tháng 4 không phải là khơi lại hận thù, không phải là tiếp tục cuộc chiến giữa những người Việt Nam dù tiếng súng đã chấm dứt 34 năm, nhưng là để ý thức rằng toàn dân Việt nam đã mất tất cả các thứ quyền từ ngày đó và phải tìm cách đòi lại.

Sau khi đã chiếm được cả nước, dù bằng cách cưỡng chiếm miền Nam, vi phạm Hiệp định Paris 1973 do chính họ đã ký, nếu những người lãnh đạo từ Hà Nội biết thương nước thương dân, không nô lệ chủ thuyết và làm tay sai cho đế quốc cộng sản, không coi đồng bào ruột thịt miền Nam như những kẻ bị chinh phục để khai thác, trả thù và trút căm hờn, không đuổi dân thành thị đi các vùng kinh tế mới, đúng ra là kinh tế chết, không bắt nửa triệu quân cán chánh miền Nam đầy ải trong các nhà tù được mệnh danh là các trại cải tạo, không đánh tư sản để cướp tài sản của dân lành, không kỳ thị thành phần "ngụy" dù là con nít xin đi học, thì làm gì có chuyện chia rẽ, hận thù,làm gì có việc vượt biên vì không còn đất sống, làm gì có việc cạn kiệt chất xám vì những trí thức và chuyên viên tài giỏi đã tìm cách trốn khỏi nước nếu không bị nhốt trong tù.


Nếu những người cầm quyền biết tạo điều kiện để mọi người được sống an vui và thân ái, thì việc vận động đoàn kết để xây dựng đất nước sẽ không khó, và dân tộc Việt Nam đã quy về một mối từ lâu.

Từ năm 1986, sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu xụp đổ, sau khi thấy nếu tiếp tục chính sách đóng cửa rút cầu với thế giới bên ngoài sẽ đưa chế độ đến chỗ tan vỡ mau chóng, đảng cộng sản VN đã quyết định đổi mới bằng cách mở cửa giao thương với mọi nước, kể cả những nước tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã từng được coi là kẻ thù không đội trời chung, đã cho phép người dân làm tư doanh, hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc tập trung tài sản theo chủ thuyết cộng sản. Bờ ngăn chặn được mở ra tới đâu thì nước sẽ tràn theo tới đó theo lẽ sinh tồn tự nhiên. Nhờ đó dân đã biết thích ứng với hoàn cảnh và được dễ thở đôi chút về phương diện kinh tế.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đi song song với sự phát triển của tệ nạn tham nhũng và bất công. Có thể nói khi người dân được ăn một thì các cấp đảng được ăn mười. Tham nhũng đã trở thành một con bệnh vô phương cứu chữa vì đã thành thứ bệnh thâm căn cố đế nằm sâu trong lục phủ ngũ tạng của guồng máy đảng và guồng máy cầm quyền.


Không một việc gì từ lớn tới nhỏ được giải quyết nếu không có hối lộ và ăn chia. Tệ nạn này đã lan lây ra toàn thề xã hội. Sống lâu với bệnh trở thành quen bệnh. Vì thế tham nhũng đã trở thành một thứ "văn hóa mới" của chế độ cộng sản, nó tàn phá không những guồng máy công quyền mà còn làm băng hoại mọi tương giao xã hội.

Khi thấy có quyền là có tiền, các cấp đảng và công quyền đều ra sức bảo vệ guồng máy và chỗ ngồi của họ trong guồng máy đó. Không còn lý tưởng quốc gia dân tộc, không còn tình nghiã đồng bào, chỉ còn đàn áp thô bạo để dập tắt mọi mầm mống chống đối, chỉ còn khai thác tối đa việc móc túi của tư nhân và ăn cướp của công để làm giầu. Những vụ chiếm đất của dân oan, chiếm đất của các tôn giáo đã chứng minh điều này. Khi nhân dân và tín đồ các tôn giáo đòi lại tài sản riêng và chung của họ thì họ bị đàn áp, xuyên tạc, lôi ra tòa kết án vì những tội danh hoàn toàn khác với việc khiếu nại chính đáng của họ.

Cũng vì thấy có quyền là có mọi sự, nên đảng và nhà nước muốn kiểm soát mọi tôn giáo, đoàn thể và cả cá nhân, bắt mọi người phải đi theo "lề phải" do nhà nước đặt ra. Ai hơi nói khác, làm khác, dù là đảng viên, là lập tức bị xách nhiễu, hạ tầng công tác, bắt giam, đưa ra tòa, tống vào ngục.

Như vậy, con người sống trong chế độ Việt Nam hiện nay khác gì những kẻ nô lệ dưới những chế độ của các hôn quân bạo chúa thời xưa. Chỉ có một thứ tự do được cho phép, đó là tự do sa đọa, hủy hoại luân lý và truyền thống dân tộc, trong đó những người có quyền và có tiền nêu gương sa đọa trước tiên.

Thời gian gần đây, những người cầm quyền còn đem cả chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ để đổi lấy sự an toàn của chỗ ngồi và túi tiền của họ. Việc phản đối lấy lệ trong khi không có một biện pháp cụ thể để bảo vệ những vùng đất và biển của tổ tiên để lại, việc cho phép Trung Quốc khai thác mỏ bauxit tại cao nguyên Trung phần, dù hàng ngàn trí thức trong nước và hàng vạn dân chúng trong và ngoài nước đã công khai lên tiếng phản đối vì việc này sẽ tàn phá môi trường, tạo cơ hội cho Trung Quốc kiểm soát vùng Tây nguyên, chứng tỏ những người cầm quyền coi trọng quyền lợi của họ hơn quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Trong trường hợp này không còn chữ nào đúng hơn để gọi việc làm của họ ngoài câu "mãi quốc cầu vinh".

Trước tình trạng đất nước như vậy, mọi con dân Việt Nam ở trong hay ngoài nước không thể thờ ơ, nhắm mắt bỏ qua mọi việc để cầu sự an thân. Nếu chúng ta không ý thức được nguy cơ của đất nước và nỗi thống khổ của đồng bào thì sẽ không còn nước Việt Nam nữa, không còn dân tộc Việt Nam nữa. Một đất nước chỉ tồn tại khi có những con dân biết bảo vệ. Một dân tộc chỉ tồn tại khi có những người dân biết liên kết với nhau để bảo tồn di sản, truyền thống, văn hóa và xây dựng một tương lai chung.

Vì vậy, đừng coi việc kỷ niệm ngày 30 tháng 4 như một việc khơi lại đống tro tàn, vạch lại vết thương đã kéo da non hay để khóc than, thương tiếc. Kỷ niệm 30-4 là dịp để nhắc nhở nhau rằng từ ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, toàn thể đất nước và dân tộc Việt nam đã bị đặt dưới một chế độ cai trị tệ hại chưa từng có trong lịch sử dân tộc, và rằng bổn phận của mọi người Việt Nam, không phân biệt trong nước hay ngoài nước, Bắc hay Nam, không phân biệt tôn giáo và qúa khứ chính trị, chúng ta phải cùng nhau đòi lại quyền sống và nhân phẩm cho dân tộc Việt Nam, đòi lại chủ quyền cho đất nước, không thể để số phận của Việt Nam và 86 triệu đồng bào trong tay một nhóm người tàn ác, bất lực và tham lam.

Chúng ta đấu tranh một cách hòa bình, không làm thiệt hại sinh mạng và tài sản của đồng bào, nhưng dùng sức mạnh của quần chúng tự giác dâng lên như nước vỡ bờ để quét sạch những rác rưởi đang làm ô uế quê hương, phá tan những chướng ngại đang cản trở sự tiến bộ và tình thương yêu đoàn kết giữa các thành phần dân tộc. Muốn làm được việc này, trước hết phải làm cho người dân ý thức được quyền lợi của chính mình và quyền lợi của đất nước, đồng thời ý thức được bổn phận của mình trong việc đòi lại và bảo vệ những quyền đó. Chỉ khi nào ý thức về quyền lợi và bổn phận của người dân đạt cao độ, lúc đó chúng ta mới có thể lật ngược thế cờ.

Chúng ta không lạc quan qúa sớm, nhưng qua những cuộc đấu tranh đòi tự do và công lý của giáo dân Hà Nội, những cuộc đấu tranh kiên trì không sợ hãi của dân oan từ Nam chí Bắc bị cướp nhà cướp đất, bản lên tiếng thâu trên 2.000 chữ ký trong vài ngày của trí thức trong nước đòi hỏi nhà nước phải hủy bỏ việc khai thác bauxite ở Tây nguyên, nhất là việc Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, kêu gọi toàn dân tham gia tháng 5 phản kháng bất bạo động để đòi tự do và phản đối việc để Trung quốc khai thac mỏ bauxite, là những dấu hiệu rất khích lệ cho việc tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và chủ quyền quốc gia.

Chúng ta hãy tích cực ủng hộ và tham gia các hình thức tranh đấu này trong khi chờ đợi để phát động những hình thức tranh đấu khác. Được như thế, những ngày 30 tháng 4 tương lai sẽ không còn là những kỷ niệm đau buồn, nhưng là kỷ niệm đánh dấu một bước đấu tranh tích cực để chấm dứt một chế độ đã gây bao hệ lụy và tang tóc cho dân và nước Việt Nam suốt 60 năm qua.


Xin thân ái kính chào đồng bào

Mặc Giao

Canada ngày 25/4/2009

http://audio.freevietnews.com/20090425_macgiao.m3u

Các AUDIO và bài phát biểu lưu trữ tại:

http://audiofreeviet.blogspot.com

Để yểm trợ đồng bào quốc nội đấu tranh cứu nước, để đánh dấu ngày 30-4-1975 miền Nam rơi vào chế độ cộng sản tàn bạo, chúng tôi sẽ lần lượt chuyển đến quý vị và các bạn ở quốc nội một số AUDIO chọn lọc từ Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại, nhận địnhtâm tình với quý đồng bào thân thương ở Việt Nam. Kính nhờ phổ biến rộng qua Internet, Emails, Website, Blogs, Paltalk, Radio.

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM

http://audiofreeviet.blogspot.com

Friday, April 24, 2009

Điểm Sách: Hồi Ký của Một Thằng Hèn (Tô Hải)

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
Nhà văn Trần Phong Vũ bình luận về tác phẩm 
"Hồi Ký của Một Thằng Hèn" của nhạc sĩ Tô Hải, 
Tủ Sách Tiếng Quê Hương phát hành tại Hoa Kỳ

     (bấm vô đây nghe âm thanh)
http://audio.freevietnews.com/0419_nhavanTPVu.m3u

 
Nhà văn Uyên Thao điểm sách
 
Hồi Ký của Một Thằng Hèn
Nhà văn Uyên Thao
viết riêng cho BBC từ Virginia, Hoa Kỳ


NS Tô Hải đứng hàng trên, thứ ba từ trái qua, cùng lớp nhạc sĩ cùng thời

Từng trang "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" đưa tôi lui dần về bốn mươi năm trước, một buổi sáng cuối năm 1969, tại tòa soạn tuần báo Diễn Đàn trên đường Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn, anh Mặc Đỗ - chủ bút - nhắc tôi thực hiện ngay số báo đặc biệt về tin Hồ Chí Minh đã chết.

Lúc nhấc điện thoại liên lạc với các cộng tác viên, tôi nhớ lại mấy câu thơ "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua - Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà..." của Hồ Chí Minh mà đài Hà Nội truyền đi và bên tai vang lên câu nói của người tùy viên văn hoá toà đại sứ Mỹ vào dịp tiếp xúc với một nhóm cầm bút trẻ tại Sài Gòn mấy năm trước, năm 1964.

Chưa bao giờ tôi nghĩ người Mỹ hiểu thấu hoặc ưu tư về tâm cảnh người dân Việt Nam, nhưng câu nói của ông ta đã khiến tôi chấn động thực sự. Ông ta hỏi: "Giới trẻ Sài Gòn nghĩ gì về nhân vật Hồ Chí Minh?"

Bạn tôi, Vũ Ngọc Đĩnh, trả lời: "Hồ Chí Minh là người yêu nước, nhưng đã lầm đường."

Người tùy viên văn hoá lắc đầu, nói người yêu nước trước hết phải thương dân: "Hồ Chí Minh đam mê sự nghiệp của ông ta chứ không thương dân. Không thể bảo ông ta là người yêu nước!"

 
 
<<83 tuổi NS Tô Hải vẫn tiếp tục viết blog

 
Cuộc chiến tự nguyện

Và, những dòng chữ của Tô Hải hiện lên:

"Tôi đã thấy... Cả một xã không còn bóng đàn ông, trắng xóa khăn tang của các chị, các mẹ... Cả một đơn vị, một chuyến phà, một đoàn xe, một gương mặt, thậm chí một bà mẹ già còng lưng chở lính qua sông, mẹ Suốt, một tiểu đội con gái đêm đêm san đường, lấp hố bom, mới gặp mặt hôm trước thì hôm sau đã thành tro bụi."

"Đố ai tìm được cái xác nào sau khi bom B52 rơi trúng bến phà Xuân Sơn nhỏ bé ở Quảng Bình, ở ngã ba Đồng Lộc ấy! Bản thân tôi, khi trực tiếp gặp họ, tôi đều nghĩ: "Chắc đây là lần gặp... cuối cùng." Và, quả là như vậy". -- (HKCMTH - tr. 279)

Đó là quê hương Việt Nam trong cuộc chiến dài gần nửa thế kỷ mà chính người tự nguyện bước vào cuộc chiến như Tô Hải đã nhận định:

"Với tôi cũng như với nhiều người được đọc, được nghe và có được tí chút độc lập suy nghĩ thì cuộc chiến chống Mỹ chẳng có gì là bất ngờ... Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám "đánh cú liều" vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ!"

"Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô... tất cả là...Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21...tất cả đều đến từ Matxcơva... Còn dân Việt Nam chỉ có... người mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ "xâm lược" là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng... "oánh"!" --(HKCMTH - tr. 266)

Nỗi đau

"Còn dân Việt Nam chỉ có... người". Tô Hải gọi những trang viết của mình là hồi ký và ghi lại nhiều đoạn đời khởi đầu từ 1945, nhưng nổi bật lên chỉ là nỗi dày vò trong tâm khảm của một người ý thức mình đi lạc mà không thể nào dừng bước.

Dù viết về các lời lẽ gian trá hay hành vi tàn bạo của chế độ, dù viết về những ngu xuẩn tận cùng hay lưu manh ghê tởm, dù viết về toan tính của bản thân hay tâm tư của bè bạn, Tô Hải không bao giờ rời nổi nỗi đau đã thành cực hình vò xé tim óc.

Đó là nỗi đau phải sống cuộc sống không còn là cuộc sống con người. Nỗi đau càng lớn hơn khi luôn phải gặp gỡ không ít kẻ mệnh danh trí thức vẫn vênh váo tự hào với cuộc sống đó.

Thực ra, những trang viết của Tô Hải và thực tế Việt Nam đã cho thấy không ít sự biểu lộ thái độ của nhiều người từng có tên trong giới sinh hoạt văn chương nghệ thuật... Đó là những câu thơ viết lúc sắp giã từ cuộc sống của những Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi:

Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong ...
-- (Chế Lan Viên)

hoặc:

Tất cả người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh, nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi! Xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn...
-- (Nguyễn Đình Thi)

Đó là những dòng chữ cũng viết vào lúc cuối đời của những Nguyễn Khải, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Minh Châu... hay các tác phẩm như "Ba Người Khác" của Tô Hoài, "Ba Phút Sự Thật" của Phùng Quán...


                                                  Hồi ký của NS Tô Hải vừa được xuất bản >>


Chữ hèn

Dù luôn mong có thêm nhiều biểu hiện như thế ở mọi người, Tô Hải đã không ngần ngại cho rằng tất cả đều chưa xa nổi chữ HÈN.

Khi ghi lại nỗi đau riêng của bản thân qua cuộc sống cá nhân nhỏ bé, Tô Hải đã góp thêm chứng tích vào kho thực tế đang kêu gào thức tỉnh về một thái độ từng có và vẫn đang có để vùi dập con người giữa vô vàn tai ách.

Bởi thái độ mà những Bertrand Russell, những Jean Paul Sartre bày tỏ từ nửa thế kỷ trước đây - và chính Sartre đã từ bỏ - vẫn phổ biến trên đất nước Việt Nam.

"Tinh hoa đất nước giờ đâu tá?
Ai cũng hèn như tôi sao?..."

"Ai sẽ đưa con thuyền Việt Nam khỏi con đường vô định này, nếu những người hèn vẫn không dám nhận là mình hèn, không kiên quyết giã từ cái ngu dại, không lên án những gì mà mình làm tưởng là "vinh quang rực sáng" lại chính là "tội lỗi ngút trời", không biết khuyên nhủ con cái chớ có dẫm vào vết chân đầy máu và nước mắt mà mình đã đi qua..."

"Phải kiên quyết giã từ cái quá khứ đầy vinh quang vô ích của mình. Chỉ có sự giác ngộ chính trị cuối cùng này mới giải toả được mọi nỗi đau."

"Sự "trở cờ", "phản bội" để "đi tìm một sự trung thành mới" như Jean Paul Sartre nói không ai dám làm ư? Vì còn... sĩ diện! Vì còn bị quá khứ níu kéo?"

"Bỏ một thứ tà đạo, một niềm tin mù quáng, vứt vào sọt rác cái chiêu bài hoen rỉ, mốc meo, chẳng khác gì ly dị một con vợ độc ác, chẳng yêu gì mình khó lắm sao?"

"Sao rất ít "thức giả" dám tuyên bố công khai: 'Tôi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?'" (HKCMTH - tr. 411)

Sợ để tồn tại

Những lớp lớp cá nhân Tô Hải qua "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" dù có đáng thương mức nào, đáng tội nghiệp tới đâu thì cảm xúc xót thương, tội nghiệp dành cho họ sẽ hoàn toàn vô ích.

Bởi nỗi đau mà Tô Hải gánh chịu không phải nỗi đau riêng của Tô Hải, không phải hậu quả chỉ đến với một cá nhân do những chọn lựa của bản thân mà chính là một nét thực tế biểu hiện cái thân phận oan khiên mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu.

Cho nên thay vì bày tỏ cảm giác tội nghiệp xót thương cho cá nhân này hay cá nhân khác, cần nhìn thẳng vào nỗi nhục tự biến mình thành công cụ tôi đòi, nỗi nhục vận dụng tới tận cùng khả năng trí óc để ngụy biện cho sự tình nguyện khom lưng uốn gối là thức thời - theo kiểu Nguyễn Tuân với câu nói từng được lập lại "phải biết sợ để tồn tại."

Những trang cuối kể về cái chết của họa sĩ Dương Bích Liên. Những trang cuối hồi ký của Tô Hải kể lại chọn lựa cuối cùng của hoạ sĩ Dương Bích Liên năm 1988.
ương Bích Liên quyết định rời khỏi đảng Cộng Sản mà ông tham gia từ 40 năm trước, rồi đốt tất cả tác phẩm và tuyệt thực cho đến chết. Bên cạnh xác của ông chỉ còn duy nhất một bức chân dung tự họa chưa hoàn tất với cái tên Ngõ Cụt.

Tự nhiên, tôi bỗng nhớ tới khung cảnh kinh thành La Mã bốc cháy trong tác phẩm Quo Vadis của Henryk Sienkiewicz và thấy những trùng hợp kỳ lạ với hiện trạng Việt Nam.

Giữa thập niên 60 của thế kỷ công nguyên đầu tiên ấy, những người nghèo khó La Mã hướng về ngọn đuốc sáng Yêu Thương đã bị nhìn như kẻ tử thù bởi triều đình của một bạo chúa. Gần như không có cách biệt khi so sánh thân phận những người nghèo khó ấy với 80 triệu con dân Việt Nam hiện nay. Cũng tương tự, nếu so sánh tập đoàn lãnh đạo Việt Nam với triều đình Neron thuở đó.

Chilon Chilonides

Khác biệt giữa hai thảm cảnh La Mã thuở nào và Việt Nam hiện nay là La Mã có sự hiện diện của thằng hèn Chilon Chilonides. Thằng hèn Chilon đã nhúng tay vào đủ thứ nhơ nhuốc, bạo ngược để được trở thành cận thần của bạo chúa. Thằng hèn Chilon cũng là kẻ đi ban bố lệnh truyền "ném bọn Thiên Chúa Giáo cho sư tử".

Nhưng, chính thằng hèn Chilon đã đứng thẳng, vươn tay chỉ vào giữa mặt Neron, cáo giác kẻ chủ mưu đích thực vụ đốt phá kinh thành là ai.

Một thời tôi đã bị cuốn hút tới mức đọc đi đọc lại nhiều lần hai chương Quo Vadis nói về giây phút cuối cùng của thằng hèn Chilon Chilonides - một chương chấm dứt với sự thản nhiên trước cực hình rút lưỡi để được đứng bên đám người nghèo khó vẫn giữ vững nhịp con tim chan chứa tình người và một chương chấm dứt với nụ cười mãn nguyện cùng những dòng nước mắt đón nhận niềm vui của nạn nhân vào giây phút lìa đời.

Nhưng vượt lên trên hết vẫn là hình ảnh thằng hèn Chilon đứng thẳng, vươn tay chỉ vào giữa mặt bạo chúa, hình ảnh ghi lại bước khởi đầu sự cáo chung của một triều đại man rợ ghê tởm để những con tim của đám người nghèo khó La Mã đang bị treo trên thập tự giá, bị quăng vào móng vuốt ác thú, bị moi gan rút lưỡi... tiếp tục gửi tình Yêu Thương tới khắp năm châu.

Ý nghĩ cuối cùng dấy lên từ những trang "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" lại là sự trở về với một thằng hèn trong hình ảnh một ước mơ.

Mong sao sớm xuất hiện tại Việt Nam những thằng hèn Chilon Chilonides!

www.tiengquehuong.com
 
 

Thursday, April 23, 2009

Liên Hội Người Việt Canada 16/3/2009

Bản Tin + 6 Hình + Thư gởi Bộ Ngoại Giao Canada
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

TỌA KHÁNG TẠI QUỐC HỘI CANADA
Ủng hộ BẤT TUÂN DÂN SỰ ở Việt Nam
Sáng ngày 16.03.2009 một phái đoàn đồng bào ta phối hợp với người bản xứ đã tổ chức một ngày TỌA KHÁNG tại tiền đình quốc hội Canada để ủng hộ lời kêu gọi của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ một tháng BẤT TUÂN DÂN SỰ chống bạo quyền.
toa khang
toa khang
Bác sĩ Nguyễn Như Thành, một chiến sĩ Dân Chủ kiên trì, thuộc Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị đã dẫn đầu phái đoàn, cùng với ông Victor Charbonneau Phó CT Ủy Ban Canada Yểm Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Nhân dịp này, phái đoàn cũng chia sẻ với Luật Sư Nhân Quyền Lê Trần Luật, vị Luật Sư của Thái Hà Anh Hùng đang bị
bạo quyền trấn áp dã man.
toa khang
toa khang
Trong nắng ấm đầu xuân ở Canada, đồng bào ta qua hành động này, với sự ủng hộ nồng nhiệt của bạn bè bản xứ muốn gởi về quê hương yêu dấu đang quằn quại dưới nanh vuốt bọn thái thú Mạnh Dũng Triết và quân xâm lăng Hán Triều, lời nhắn gởi tha thiết:
KHI TỔ QUỐC GỌI, CÓ CHÚNG TÔI!
-- Bản tin Nhóm Hành Động Canada

(Kèm Thơ Yêu Cầu, Bản Chính Thức của Liên Hội Người Việt Canada gởi Bộ Ngoại Giao ủng hộ Luật Sư Nhân Quyền Lê Trần Luật)

toa khang
toa khang

Liên Hội Người Việt Canada

Vietnamese Canadian Federation

Fédération vietnamienne du Canada

249 Rochester Street Ottawa, ON; K1R 7M9 CANADA

Tel.: (613) 230-8282; Fax: (613) 230-8281;

Email: vietfederation@bellnet.ca

Website: www.vietfederation.ca

Ngày 8-4-2009

Kính gửi: Ông Lawrence Cannon

Bộ Trưởng Ngoại Giao và Mậu Dịch Quốc Tế

125 Sussex Drive, Ottawa, ON, K1A 0G2

T/Y Luật Sư Lê Trần Luật bị đàn áp

Thưa ông,

Tôi viết thư này để yêu cầu ông can thiệp về vụ một luật sư bênh vực

cho nhân quyền đang bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp.

Vị luật sư chúng tôi đề cập tới là ông Lê Trần Luật, người đã đồng ý biện hộ cho 8 giáo dân Thiên Chuá Giáo vùng Thái Hà, Hà Nội, bị truy tố vì tham gia buổi cầu nguyện nhằm yêu cầu chính quyền trả lại mảnh đất

của Giáo Hội bị cưỡng chiếm trước đây.

Ngoài ra, ông cũng đồng ý biện hộ miễn phí cho một số nhân vật bất đồng chính kiến với chính phủ và đang tham gia vào một cuộc tranh đấu bất bạo động cho dân chủ và tự do tại Việt Nam. Đó là các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trỗi, Vũ Hùng, và cô Phạm Thanh Nghiên. Những người này đã bị bắt giữ cách đây mấy tháng mà không đuợc xét xử.

Nhằm mục đích đối phó với Luật Sư Lê Trần Luật, chính quyền

Việt Nam đã thi hành một số biện pháp đàn áp ông như sau:

- Ngày 25-2-2009, văn phòng của ông bị công an khám xét, tịch thâu

máy vi tính và máy sao chụp, viện cớ thi hành quyết định của tòa án

trong một vụ tranh chấp với một văn phòng luật sư khác.

- Ngày 3-3-2009, ông bị công an ngăn cản, không cho lấy máy bay

vào Sài Gòn để gặp các thân chủ. Sau đó, ông bị bắt giữ và thẩm

vấn suốt ngày.

- Hai cộng sự viên của ông – Luật Sư Hưng, Luật Sư Đạt – và cô

phụ tá Tạ Phong Trần cũng bị công an đòi lên thẩm vấn. Đặc biệt,

cô Tạ Phong Trần bị thẩm vấn 10 lần trong 10 ngày liên tiếp.

- Ngày 25-3-2009, công an mang tới văn phòng của ông lệnh chấm

dứt giấy phép làm việc. Vì vậy, ông phải tạm ngưng tất cả các

dịch vụ đã hứa với thân chủ, và hoàn lại tiền lệ phí đã nhận trước đây.

- Từ đó, văn phòng của ông luôn luôn bị khoảng 20 công an chìm

canh gác, và những người lui tới khi trở ra đều bị khám xét và

thẩm vấn.

- Để sửa soạn thâu hồi giấy phép hành nghề luật sư của ông, chính

quyền Việt Nam hiện đang khởi sự một phong trào mạ lị ông trên

các cơ sở truyền thông của nhà nước, vu khống ông là một kẻ

lừa bịp và phạm pháp. Văn phòng Điều Tra đã gửi thư tới

Bộ Tư Pháp yêu cầu rút giấy phép hành nghề của ông.

Tất cả những sự việc trên đây cho thấy Luật Sư Lê Trần Luật sẽ

bị thâu hồi giấy phép hành nghề và rồi ra sẽ bị bắt giữ và cầm tù.

Việc chính phủ Việt Nam đàn áp Luật Sư Lê Trần Luật là một sự coi thường chương trình tài trợ 12 triệu Gia kim của chính phủ Canada nhằm giúp Việt Nam cải thiện guồng máy tư pháp và tăng cường kiến thức và xử dụng luật pháp.

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Chính Phủ Canada tạm ngưng chương trình

tài trợ này cho tới khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ chính họ cũng

tôn trọng luật pháp và chấm dứt các hành động khủng bố vị luật sư

can đảm nói trên.

Chúng tôi mong ông chấp thuận lời đề nghị này.

Trân trọng,

(bản chính ký bởi)

Ngô Văn Út

Tổng Thư Ký, Liên Hội Người Việt Canada

Đồng kính gửi: Ông Jason Kenney, Bộ Trưởng Di Trú,

Công Dân Vụ, và Văn Hóa Đa Diện

(Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada)

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Các phát biểu yểm trợ Thái Hà, Cha Lý, Khối 8406

http://audiofreeviet.blogspot.com

Saturday, April 18, 2009

Lm Ðinh Xuân Minh: Cha Lý, trang chiến sĩ oai hùng

Thiên Chúa hằng ở bên Lm Nguyễn Văn Lý
như một trang chiến sĩ oai hùng

 
Lm. Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh

Vào đúng ngày 30/03/07 lúc 6 giờ sáng bên VN, tức 1 giờ sáng bên Ðức Quốc, điều tôi có thể làm cho cha Lý và những chiến sĩ đấu tranh Dân Chủ: Anh Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, chị Hoàng Thị Anh Ðào, chị Trần Thị Lê Hằng… trong giờ phút tập quyền tay sai CSVN đưa cha Lý và những nhà đấu tranh dân chủ ra tòa, riêng đối với tôi hữu hiệu nhất, đó là lời cầu nguyện, đó là Thánh Lễ, trong giây phút này.
 
Tôi lấy bài đọc Thánh Thư trong ngày, tuần thứ năm mùa chay. Bỗng dưng tôi thật xúc động khi đọc những lời trong kinh thánh, thật phù hợp với tình huống hiện nay của Lm Lý, cũng như của những vị chiến sĩ Dân Chủ Hòa Bình bị mang ra tù hiện nay.
 
Bài thánh thư như sau:
"Con nghe biết bao người vu cáo:
"Tố cáo đi, ta hãy tố cáo nó đi!
Biết đâu nó sẽ mắc hớ và ta sẽ thắng được nó, và ta sẽ báo thù được nó
Nhưng Gia vê hằng ở với con như một trang sĩ oai hùng,
bới thế những kẻ bách hại con, sẽ thất điên bát đảo, và nhục nhã ê chề:
đó là một nỗi nhục muôn đời không thể quên.
Lạy Thiên Chúa các đạo binh,
Ðấng dò xét người công chính, Ðấng thấu xuất tâm can,
con sẽ thấy Ngài trị tội chúng đích đáng,
vì con đã giải bày cơ sự cùng Ngài.
Hãy ca tụng Ðức Chúa, hãy ngợi khen Ðức Chúa,
vì người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo "
(Gêremia 20, 10-13)
 
Lm Nguyễn văn Lý có được sự dũng cảm đến ngày hôm nay, tôi tin chắc chắn có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Thiên Chúa. Và ngày hôm nay, 30/03, khi bạo quyền CSVN đưa Người ra tòa án Nhân Dân cùng với những chiến sĩ Dân Chủ Hoà bình, thì thật ứng nghiệm với bài kinh thánh được Giáo Hội đọc vào ngày hôm nay, thứ sáu 30/3.
 
Lm Lý đã nghe và biết bao nhiêu kẻ tiểu nhân CS vu cáo cho người. Bạo quyền CSVN chỉ có luật rừng, và đã xử dụng luật rừng để kết tội Lm Lý. Nhưng Thiên Chúa luôn hằng ở cùng với Lm Lý. Và Người như một trang sĩ oai hùng.
 
Qua những văn thư của Lm Nguyễn văn Lý gửi ra hải ngoại, trước khi Người sẽ ra tòa, thì chúng ta đều đọc được cái chí khí, cái dũng cảm oai phong mãnh liệt của Lm Nguyễn Văn Lý.
 
Vi nhờ có Ðức Chúa hằng ở cùng bên Lm Lý, bới thế những kẻ bách hại Lm. Lý, "sẽ thất điên bát đảo, và nhục nhã ê chề ". Không những Thiên Chúa giải thoát Lm Lý khỏi bè lũ qủy đỏ " khỏi tay phường hung bạo", mà Thiên Chúa còn  "trị tội chúng đích đáng".
 
Sau bài thánh Thư là bài đáp ca. Bài đáp ca cũng thật thích hợp với hoàng cảnh hiện nay của cha Lý và của các nhà chiến sĩ hoà bình dân chủ:
 
Ðáp: Chúa canh giữ chúng ta, như mục tử canh giữ đàn chiên
"Muôn dân hỡi, lắng nghe lời chúa
Và loan đi các đảo xa vời,
rằng Ðấng đã phân tán Ít-ra-en,
cũng chính Người sẽ thâu tập lại,
canh giữ họ như mục tử canh giữ đàn chiên.
 
Vì Chúa đã cứu chuộc nhà gia-Cóp,
giải thoát họ khỏi tay kẻ mạnh hơn nhiều.
Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on,
lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Chúa "
 
Ðọc những câu thánh vịnh này, Thiên Chúa chứng tỏ quyền năng của Người, giải thoát những người yếu đuối khỏi tay kẻ mạnh hơn nhiều.
 
Vâng, tất cả chúng ta, những người yêu chuộng công lý hoà bình tự do, sẽ vui mừng, lũ lượt kéo nhau về hưởng an lộc Chúa.
 
Lạy Chúa, xin chấp nhận lời cầu và lễ vật của chúng con, mà ra tay nâng đỡ phù trì các Kytô hữu đang bị bách hại vì Ðức Tin, đang trải qua cơn thử thách ngặt nghèo.
 
Giữa bao nỗi gian lao thử thách, xin Chúa ban cho cha Lý và các chiến sĩ Hoà Bình Dân Chủ luôn sự can đảm vác thánh gía đi theo Ðức Ky tô, dám hiên ngang làm chứng cho sự thật và công lý mà không hề hổ thẹn.
 
Dân tộc chúng con đã mất tự do. Xin Chúa ban cho dân tộc chúng con được hưởng tự do tôn giáo, hưởng bầu khí tự do dân chủ thật sự. Xin Chúa giải thoát dân tộc chúng con khỏi ách CS độc tài gian ác.
 
Chúa nói: "Phúc thay cho anh em khi vì thầy mà bị người ta vu khống và ngược đãi.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời rất lớn lao".
Mt 5, 11-12.
 
Lm. Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh


Friday, April 17, 2009

21 AUDIO: Yểm Trợ Cha Lý & Khối 8406

21 AUDIO Phát Biểu từ Hải Ngoại
Yểm trợ Lm Nguyễn Văn Lý và Khối 8406


Kính gởi quý vị và các bạn 21 AUDIO tâm tình và nhận định của đồng bào hải ngoại gởi về cho đồng bào quốc nội, về sự kiện Việt Cộng đàn áp bắt bớ và bịt miệng xét xử Linh mục Nguyễn văn Lý và các chiến sĩ tự do thuộc Khối 8406 ở Việt Nam.

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM qua emails, Paltalk, web, blogs, audio, diễn đàn Internet.

1.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu,

Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Trên Thế Giới, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm

thuộc Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phât Giáo

Việt Nam Thống Nhất

http://audio.freevietnews.com/20070422ht_tamchau.ram



2.

Lm Nguyễn Hữu Lễ,

Quản nhiệm Giáo Xứ Việt Nam tại Tân Tây Lan

Tác giả tập hồi ký đời tù "Tôi Phải Sống"

http://audio.freevietnews.com/20070419lm_nhle.ram



3.

Thượng Tọa Thích Vân Đàm,

Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục (2007)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hoa Kỳ

http://audio.freevietnews.com/20070225ttvdam.ram



4.

Linh mục nhạc sĩ Nguyên Thanh

Lm Tuyên úy Thủy Quân Lục Chiến, QLVNCH

Tác giả của 150 bài Thánh Ca Việt Nam

http://audio.freevietnews.com/20070426lm_nguyenthanh.ram



5.
Tiến sĩ
Lâm Lễ Trinh,

Tiến sĩ ngành Luật học và Giáo dục

Nguyên Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ VNCH

Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Trung Đông

http://audio.freevietnews.com/20070226lamletrinh.ram



6.

Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng

Nguyên tổng thư ký Hội Sử Học Việt 1967--1975

Cựu Dân Biểu tỉnh Thừa Thiên 1967--1971

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại

http://audio.freevietnews.com/20070405nltuong.ram



7.

Thượng Tọa Thích Giác Đẳng

Tổng Vụ Trưởng Vụ Truyền Thông

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ

http://audio.freevietnews.com/20070225giacdang.ram



8.

Cụ Phan Vỹ

Nhà cách mạng lão thành từ Việt Nam Quốc Dân Đảng

Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Nguời Việt vùng Hoa Thịnh Đốn

http://audio.freevietnews.com/20070225phanvy.ram



9.

Tiến sĩ Phan Văn Song

Chủ tịch Ðại Việt Quốc Dân Ðảng

http://audio.freevietnews.com/20070407ts_pvsong.ram



10.

Gs Nguyễn văn Canh

Tiến sĩ Luật học về Công Pháp Quốc Tế, Viện

Nghiên cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và

Hòa Bình tại Đại học Stanford University, Hoa Kỳ
http://audio.freevietnews.com/20070225gs_nvcanh.ram



11.

Nhà văn Trần Phong Vũ

Chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân

Ban điều hành Tủ Sách www.tiengquehuong.com

http://audio.freevietnews.com/20070227tpvu.ram



12.
Ông Phạm Đình Khuông,

Phát Ngôn Nhân của Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam

Cộng Hòa, phát biểu với tính cách cá nhân

http://audio.freevietnews.com/20070422pdkhuong.ram



13

Giáo sư Lê Hồng,

chuyên gia phân tích chính trị,

25 năm làm việc với các trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ.

http://audio.freevietnews.com/20070408gs_lehong.ram



14.

Ông Nguyễn Tấn Lạc,

Chủ Tịch Hội Ðồng Quản Trị

Cộng Ðồng Việt Nam miền Nam California, Hoa Kỳ
http://audio.freevietnews.com/20070408ntlac.ram



15.

Tướng Nguyễn Duy Hinh

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Cố vấn Lực Lượng Quốc Dân Việt Nam

http://audio.freevietnews.com/20070225ndhinh.ram


16.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân

Anh ruột của Bs Nguyễn Đan Quế

Chủ tịch Phong Trào Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản

http://audio.freevietnews.com/20070226bs_nqquan.ram



17.

Tiến sĩ Ðỗ Hùng

Đại Việt Quốc Dân Đảng

Chủ tịch Tổ chức Việt Nam Tương Lai

Vietnam Future Foundation, Hoa Kỳ

http://audio.freevietnews.com/20070407ts_dohung.ram



18.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

Đệ nhất Phó Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng

Chủ tịch Hội Khoa Học và Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ

http://audio.freevietnews.com/20070407ts_mttruyet.ram



19.

Ký giả Kiều Mỹ Duyên

Phóng viên chiến trường miền nam VNCH

Tường thuật sinh hoạt biểu tình ở Nam California

http://audio.freevietnews.com/20070408kmduyen.ram



20.

Giáo sư Ðỗ Thị Thuấn, Bút Vàng

Giảng dạy Computer Science

tại California State University, Hoa Kỳ

http://audio.freevietnews.com/20070408butvang.ram



21

Cụ Nguyễn Kim Như

Em ruột Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền

Hội Trưởng Hội Cao Niên Houston, Texas

http://audio.freevietnews.com/20070224cautam1.ram


http://audiofreeviet.blogspot.com/

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆT NAM

qua emails, Paltalk, web, blogs, audio, diễn đàn Internet

Nếu quý vị nghe các audio âm thanh không được,

xin vui lòng download www.real.com (free)


Thursday, April 16, 2009

LM Nguyên Thanh: Dân Tộc Việt dưới gông cùm CS

 Linh Mục Nguyên Thanh:
 

Dân Tộc Việt dưới Gông Cùm Cộng Sản

 

(bấm vào audio-link này nghe Lm Thanh nói)

Kính thưa Đồng Bào Việt Nam thân thương,
 

Thật xúc động khi được biết tiếng nói của mình sẽ được truyền về quê nhà để đến với đồng bào. Trong những ngày cuối tháng 4 này, dồng bàoViệt Nam tỵ nạn cộng sản tại khắp nơi trên thế giới không khỏi đau buồn vì những người con của tổ quốc đã không được tự do trở về sinh sống và làm việc trên chính quê hưong mình.     

 

Kính thưa đồng bào, ngày 30/4 sắp tới là ngày kỷ niệm 32 năm biến cố đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Toàn đất nước bị dày đạp dưới gót sắt cộng sản, hàng triệu gia đình phải ly tán, trên ba triệu người phải bỏ nước ra đi, hàng triệu người bị bắt vào tù, gần một triệu người bi chết chìm đáy biển.Quên làm sao được tội ác ghê tởm gây ra cho đồng bào, hàng trăm ngàn người bi giết oan thời cải cách ruộng đất, hàng ngàn người bị chôn sống hồi Tết Mậu Thân, hàng triệu gia đình bi cướp đoạt tài sản, bị lùa đi kinh tế mới. Có dân tộc nào phải gánh chịu những kiếp nạn như dân tộc Việt Nam dưới gông cùm cộng sản?

 

Trong những ngày này, thế giới cũng thương tiếc tiễn đưa cựu Tổng Thống Nga Boris Yeltsin, người anh hùng đã can đảm đứng thẳng trên xe tăng đối đầu với bọn đảo chính giáo điều khát máu thuộc đảng cộng sản Liên xô, giải phóng cho hàng chục quốc gia khỏi ách xâm lược Liên xô, đem lại tự do dân chủ cho hàng trăm triệu người Nga và Đông Âu. Tổng thống Enxin đã từng nói: "Cộng sản không thể thay đổi, chỉ có thể thay thế nó thôi". Nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba, nhưng cộng sản Việt Nam vẫn xiềng xích dân tộc trong thời kỳ nô lệ, phải hàng trăm năm mới bằng được Singapore, hà ng mấy chục năm nữa mới theo kịp Thái Lan.

 

Chúng xô đẩy hàng trăm ngàn cô gái bán mình sang ngoại quốc làm nô lệ tình dục, chúng cướp đoạt đất đai tài sản của các tôn giáo, của toàn dân và tài sản quốc gia biến thành của riêng của tập doàn Maphia cộng sản. Với quyền lực trong tay, chúng mặc sức cướp bóc và ăn chơi trác táng, bọn cán bộ vung tiền tham nhũng trong các sòng bài Ma Cao, Hồng Kông, ném tiền hối lộ vào các trung tâm giải trí Thái Lan, Mã Lai chứ không thèm ăn xài tại Việt Nam.

 

Chúng tước đoạt mọi quyền tự do dân chủ của đồng bào bằng công an và nhà tù. Chúng đàn áp đánh đập các mục sư Nguyễn hồng Quang, Nguyễn công Chính, Ngô hoài nở, chúng đập phá nhà thờ, tịnh thất của các vị Hòa thương, Thượng tọa. Chúng đánh đập giam cầm các chức sắc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, nhu ông Lê văn Sóc, ông Nguyễn văn Thơ. Đặc biệt, Tết vừa qua, cộng sản đã mở cuộc Tổng tấn công Mậu Thân thứ hai, bắt giam hàng trăm nhà tranh đấu bất bạo động đòi dân chủ nhân quyền cho dân tộc. Những Nguyễn ngọc Quang, Phạm bá Hải, Trương quốc Huy, Lê quốc Quâng, Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Trần khải Thanh Thủy.

 

Cả thế giới phải bàng hoàng chứng kiến phiên tòa khóa miệng Linh mục Nguyễn văn Lý và các cộng sự, và gọi đó là tòa án mọi rợ. Một tháng đã trôi qua, giờ này Linh mục Nguyễn văn Lý và hàng trăm nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền đang bị cùm sắt xích chân trong các phòng biệt giam tăm tối. Đói khát và khủng bố đang đè nặng lên thân phận của họ. Họ hiếu thốn tất cả, từ ánh sáng mặt trời, đến cả nước và không khí. Làm bạn với hàng vạn muỗi và rệp. Ông cha ta thường nói: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Nhưng nhà tù cộng sản Việt Nam còn tàn khốc hơn nhiều.

 

Linh muc Nguyễn văn Lý đã làm gì nên tội? Phải chăng lên tiếng đòi dân chủ nhân quyền cho người dân bị áp bức là sai ư? Phải chăng lên tiếng đòi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, chống độc tài tàn bạo là sai ư? Phải chăng lên tiếng đòi cho phẩm giá con người được tôn trọng là sai ư? Hay phải chăng cứ phải cong lưng uốn gối cúi đầu chấp nhận mọi bất công xảo trá lọc lừa để được yên thân để ung dung tự tại là đúng ư?

 

Hay phải chăng cứ im lặng trước tội ác gieo băng hoại cho dân tộc, gây tội ác cho dồng bào, để được ơn huệ ra nước ngoài quyên góp là đúng ư? Hay phải chăng thấy người bi cướp đánh nhừ tử như công an đánh mục sư Nguyễn công Chính, thấy dân oan bị cướp đoạt tài sản đất đai, thấy anh em đồng bào bị bắt bớ tù đầy, mà im lặng tránh qua bên kia đường mà đi là đúng ư?.Xin dành quyền trả lơi cho quí vị trưởng thượng.

 

Trân trọng kính chào đồng bào.

Lm NGUYÊN THANH   

Hoa Kỳ, ngày 26-4-2007
 

   (bấm vào đây nghe Lm Nguyên Thanh nói)

 
  
 
 
 
 
KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM


 

Nếu quý vị nghe âm thanh không được,

xin vui lòng download www.real.com  (free)